Những kỹ năng cần có khi làm Tester?

5 August, 2023
Tester cần có những kỹ năng gì nếu muốn theo đuổi nghề? Cùng Tokyo Tech Lab tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!

Các kỹ năng mềm Tester cần có

1. Kỹ năng giao tiếp 

Công việc của Tester chính là tìm và thông báo, việc truyền đạt và trao đổi bug đến bộ phận xử lý cần có sự linh hoạt, dễ hiểu. Một Tester giỏi tìm ra sự thiếu sót là không đủ, bạn cần diễn giải tốt và xử lý linh hoạt trước các cuộc xung đột. 

Giao tiếp bao gồm cả nói và viết, yêu cầu sự rành mạch, dễ hiểu, đảm bảo thông tin bạn cung cấp đến người nhận chính xác nhất. Việc trao đổi chặt chẽ, rõ ràng sẽ giúp cho hai bên làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn. 

 

2. Kỹ năng phân tích 

Trong việc phát triển kỹ năng phân tích, bạn cần rèn luyện khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và hướng, phân tích yêu cầu của khách hàng và tìm ra những điểm quan trọng và mấu chốt, dự đoán những vùng có thể xảy ra bug. 

Kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn tư duy logic, nhanh nhạy hơn, nắm bắt được những function có khả năng bug cao. Tìm ra được những lỗi dù nhỏ nhất, giúp cho ứng dụng đến tay người dùng được sử dụng trơn tru, hiệu quả nhất. 

 

3. Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian 

Việc quản lý thời gian và tổ chức công việc là những kỹ năng rất cần thiết cho các Tester. Những kỹ năng mềm trên sẽ giúp nâng cao chất lượng công việc, tiết kiệm thời gian và giúp Tester nắm được những đầu việc mình cần làm. 

 

4. Kỹ năng học hỏi 

Bất kể công việc nào cũng cần sự học hỏi, cập nhật kiến thức đặc biệt là ngành Công nghệ thông tin có tính chất đặc thù. Làm Tester bạn không những học hỏi, tiếp cận những công nghệ mới, mà còn liên tục cập nhật, trau dồi kiến thức để nâng cao năng suất công việc. 

Sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, học domain khác và nhìn các domain ở những góc độ khác nhau. Việc càng biết nhiều, bạn càng được đánh giá cao và thăng tiến trong sự nghiệp của mình, từ đó thu nhập và mức sống của bạn gia tăng. 

 

5. Chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì 

Đặc điểm của nghề làm Tester bạn cần chi tiết đề ra những tình huống có thể xuất hiện bug, tỉ mỉ kiểm tra các trường hợp, kiên trì trong quá trình tìm kiếm và test. Bạn sẽ không thể bỏ qua từng dấu chấm hay dấu phẩy, và rất nhiều chi tiết nhỏ nhặt. Bởi chỉ một lỗi nhỏ có thể khiến trải nghiệm của người dùng đi xuống. 

Chính vì vậy, Tester là vị trí không thể thiếu và quyết định khá nhiều vào sự thành công của dự án. Để kiểm thử hiệu quả, Tester bắt buộc cần đủ sự chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì. 

 

6. Luôn đổi mới 

Một ngày của một Tester sẽ có những công việc như thiết kế test case, thực hiện kiểm thử và ghi nhận lỗi hoặc những ảnh hưởng không hợp lý trong quá trình kiểm thử sản phẩm. Việc lặp lại những công việc trên khiến cho bạn dễ dàng bị nhàm chán, việc tạo ra điều mới mẻ trong quá trình làm việc sẽ giúp cho quá trình cũng như hiệu suất làm việc trở nên suôn sẻ, tích cực hơn. 

Một số đề xuất giúp bạn đổi mới trong quá trình làm việc như: trò chuyện với đồng nghiệp. Chia sẻ những giải pháp nhỏ giúp ích trong công việc như: kết nối tất cả mọi người ở các nhóm qua một kênh tương tác xã hội mà chỉ có thành viên công ty bạn truy cập được. 

 

7. Sự linh động 

Khi theo nghề Tester bạn được dạy cần tiến hành làm việc theo từng bước một, xong công đoạn này mới đến những công đoạn còn lại để tránh bỏ sót vấn đề. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp, phụ thuộc vào tính chất của từng dự án, đặc thù về thời gian, yêu cầu mà bạn sẽ phải điều chỉnh sao cho phù hợp. 

 

8. Xem mình như khách hàng 

Tester là người đứng trên vai trò của khách hàng để kiểm thử phần mềm, dựa trên kinh nghiệm cá nhân và mong muốn của khách hàng để kiểm tra sản phẩm. Một Tester cần kiểm tra kỹ từng chi tiết trong sản phẩm để đảm bảo quá trình sử dụng và trải nghiệm khách hàng được trọn vẹn nhất. 

 

9. Kỹ năng đặt câu hỏi 

Đặt bản thân là người dùng đầu tiên trải nghiệm sản phẩm, đặt ra những tình huống khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng để tìm ra bug. Luôn đặt câu hỏi: đưa ra nhiều nghi vấn, nhiều sự cố hơn,...Việc luôn đặt câu hỏi trong quá trình test sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm khi được giao đến tay người dùng chất lượng hơn.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc hãy trao đổi thêm với đồng nghiệp, sếp của mình để hiểu hơn về sản phẩm và tìm người có thể giải đáp được những câu hỏi của bạn về sản phẩm. Hãy luôn đặt câu hỏi để tìm ra những bug dù nhỏ nhất. 

 

10. Thừa nhận lỗi của bản thân 

Trong quá trình test, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc bỏ sót hoặc gửi sai lỗi, chính vì thế hãy thừa nhận lỗi và sửa lỗi đó. Đừng có tranh cãi, hay đổ lỗi vì những tác nhân bên ngoài, thay vào đó nhận lỗi và cố gắng không lặp lại lỗi đó. Đây sẽ là một đức cần có của một Tester. 

 

11. Hoạt động trên các trang mạng xã hội 

Các trang mạng liên quan đến Tester, cập nhật kiến thức công nghệ sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Bạn sẽ được tiếp cận nhanh chóng những kiến thức công nghệ mới, tham gia các buổi talkshow, seminar về Tester để trau dồi thêm kiến thức.

Những kỹ năng về công nghệ

Làm việc với các phần mềm, ứng dụng cùng các dự án công nghệ thông tin, chính vì thế Tester cần có sự hiểu biết bắt buộc về công nghệ. Ngoài ra, Tester có nền tảng kiến thức về IT được coi là một điểm cộng lớn. 

Những kỹ năng liên quan đến kỹ thuật - công nghệ mà các tester cần phải có: 

 

1. Kiến thức cơ bản về SQL/Cơ sở dữ liệu 

Khi tiến hành kiểm thử, một lượng dữ liệu lớn cần được Tester tiếp cận và xử lý. Nguồn dữ liệu lớn trên được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu khác nhau như MySQL, Oracle,...Việc hiểu biết về cơ sở dữ liệu/SQL là kỹ năng cơ bản mà các tester phải có. 

 

2. Sử dụng hệ điều hành Linux 

Các phần mềm như Database, Web - Services, Application Server hầu hết được triển khai trên các máy Linux. Các tester cần biết cách sử dụng Linux để hỗ trợ quá trình kiểm thử phần mềm. 

 

3. Thông thạo Test Management tools 

Tester để có thể kiểm thử được sản phẩm cần sử dụng công cụ Test Management tools, chính vì thế các nhà kiểm thử cần có kỹ năng quản lý kiểm thử thích hợp. 

 

4. Làm việc với Defect Tracking Tools 

Tester sẽ thông qua Defect Tracking Tools để theo dõi lỗi một cách có hệ thống. Vì thế cần có những kiến thức và kỹ năng sử dụng một số công cụ như QC, Jira, Bugzilla,...

 

5. Sử dụng thành thạo Automation tools 

Nắm vững kỹ năng để sử dụng thành thạo các công cụ tự động hóa như Cucumber, Ranorex, Selenium sẽ giúp cho quá trình kiểm thử trở nên suôn sẻ hơn. 

Kết luận

Như vậy, Tokyo Tech Lab đã cung cấp đến bạn những kỹ năng cần có khi làm Tester giúp bạn hình dung rõ hơn về nghề Tester. Nếu bạn muốn tìm hiểu về khóa học Tester, hãy follow và liên hệ Tokyo Tech Lab Academy nha!

Chia sẻ bài viết

Tokyo Tech Lab

pattern left
pattern right
pattern bottom